Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng
I. Công tác khảo thí
a) Tham mưu
hiệu trưởng ban hành các quy chế, quy định và giải pháp về công tác khảo thí của trường. Xây dựng quy trình kiểm
tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khóa (trực tiếp và online);
b) Quản lý
và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra kết thúc mô đun, môn học; đề thi tốt nghiệp của các khoa chuyên môn theo quy định;
c) Quản lý,
tổ chức sao in các loại đề thi và tổ chức hình thức thi kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp;
d) Phối hợp
kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của nhà giáo;
đ) Chủ động
phối hợp với phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học, các khoa tổ chức các kỳ thi: Kiểm tra từ khâu ra đề, nhân
bản đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi và lưu trữ đề và điểm thi và các kế hoạch, phương
án tổ chức các kỳ thi; thông qua Ban giám hiệu và báo cáo về Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội;
e) Tổng hợp
điểm, xử lý kết quả thi và kết quả tổng kết năm học, khóa học; cấp bảng điểm học kỳ, năm học, toàn khóa học cho
người học;
g) Phối hợp
với các khoa, tổ bộ môn xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi cho các môn học, trước nhất là các môn học chung;
xây dựng và cải tiến những phương pháp thi phù hợp với yêu cầu theo phương thức
đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo;
II. Công
tác đảm bảo chất lượng
a) Tham mưu
hiệu trưởng xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và
điều kiện thực tế của nhà trường; tham mưu xây dựng chính sách, kế hoạch đảm bảo
chất lượng giáo dục;
b) Xây dựng
và thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
c) Tổ chức
tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trường và các chương đào tạo theo tiêu chuẩn, quy trình kiểm
định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
d) Nghiên
cứu đề xuất hiệu trưởng các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo chất lượng đào tạo (khảo sát, đánh giá chất lượng giảng dạy
của đội ngũ nhà giáo, chất lượng học tập của người học, chất lượng các khâu quản lý
hỗ trợ hoạt động đào tạo của nhà trường) là đầu mối tổ chức thực hiện các giải
pháp đảm bảo chất lượng giáo dục của các đơn vị trong trường.
đ) Xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi kiểm tra và báo cáo việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề
nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Hàng
năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục theo kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục; công bố công
khai điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, kết quả đánh giá và
kiểm định chất lượng trên các phương tiện truyền thông.